Giả thiết Quái vật Jersey

Sếu đồi cát, một nghi phạm của lời đồn

Khi các nhà nghiên cứu vào cuộc, có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về con quái vật, có người cho rằng nó là một con đại bàng, người khác nghĩ rằng đó là con ngỗng trời ở vùng núi gần đó. Loại ngỗng trời thuộc loại chim ăn ngũ cốc lẫn thịt thú vật, chúng có chiều cao lớn, đôi cánh dài… Vì vậy, ngoài việc sát hại thú vật, ngỗng trời còn phá cả các cánh đồng ngô, lúa mạch. Hay có thể là Sếu đồi cát (Grus canadensis). Theo một số nhà nghiên cứu, vết chân để lại cho biết đây là của con thằn lằn đất có cánh là một loài thuộc thời kỳ kỷ Jura. Nhưng Viện Khoa học Tự nhiên New Jersey không có tài liệu nào cho thấy đã từng tồn tại loài động vật giống như mọi người đã diễn tả.

Giả thuyết cuối cùng là một giả thuyết được tranh luận nhiều nhất và hoang đường nhất. Người ta cho rằng đây là con quái vật kỳ bí báo hiệu cho chiến tranh. Nó chỉ xuất hiện ở nơi sắp xảy ra trận chiến. Ví như cuộc nội chiến của Mỹ năm 1861-1865, trước cuộc chiến Mỹ-Tây Ban Nha, Thế chiến thứ I, cũng như Thế chiến thứ II, những cư dân ở New Jersey cũng nghe thấy tiếng kêu của một loài thú trên mái nhà của họ. Ngày 7 tháng 12 năm 1941, ngay trước trận Trân Châu Cảng khủng khiếp, người ta cũng nhìn thấy nó xuất hiện.